Hình thành Tế bào sơ khai

Mô hình côaxecva của Ôparin

Côaxecva

Vào năm 1924 nhà khoa học Nga là A.I. Ôparin cho rằng: trong khí quyển nguyên thuỷ bao quanh Trái Đất cổ xưa đã có nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau, được sinh ra theo con đường phi sinh học. Những hợp chất này nặng hơn mọi chất khí, nên rơi xuống, ở đại dương tạo thành nồi súp nguyên thuỷ. Trong môi trường nước biển, những hợp chất này hỗn hợp với nhau, từ đó vô số những "giọt" keo rất nhỏ thuộc nhiều loại khác nhau được hình thành, mà ông gọi là côaxecva.[9] Từ côaxecva dần tạo nên tiền tế bào, rồi thành tế bào.

Mô hình hiện đại

Mô hình động lớp lipit kép - cấu trúc cơ bản tạo nên màng tế bào - theo quan niệm hiện đại.

Quan niệm hiện đại không bác bỏ giả thuyết của Ôparin, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của sự ngăn cách giữa "giọt" tiền tế bào với môi trường chứa chúng.[2] Sự ngăn cách này được thực hiện bởi lớp bao bọc giúp "giọt" tách biệt tương đối với môi trường nước bên ngoài chứa chúng, làm chúng có không gian riêng nhưng vẫn có thể trao đổi với môi trường ngoài. Lớp bao bọc này được giả định là lớp màng lipit, chứ không phải là chất ưa nước (hydrophilic), vì lipit không thấm nước nên không bị hòa tan trong nước, làm các "giọt" tách biệt nhưng vẫn có thể trao đổi chất (xuất khẩu và nhập khẩu vật chất),[18] nhờ lớp màng bằng chất lưỡng phần (amphiphilic) này.[19][20] Sau đó, "giot" cần xuất hiện khả năng tự sinh sản.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tế bào sơ khai http://astrobiology.com/2014/10/scientists-create-... http://discovermagazine.com/2004/jun/cover http://highered.mcgraw-hill.com/sites/0073031216/s... http://www.palaeontologyonline.com/articles/2012/p... http://www.phschool.com/el_marketing.html http://www.scientificamerican.com/article/a-simple... http://adsabs.harvard.edu/abs/2007SciAm.296f..46S //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2890201 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4390873 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17158315